Chủ tạp hóa có thể bán hàng triệu mặt hàng mà không cần bỏ vốn
nhập hàng và có thể hưởng mức chiết khấu cao nhờ tiết giảm nhiều chi phí trung
gian.
Theo thống kê của Nielsen, Việt Nam có hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ, phân bổ tại các khu vực thành thị, nông thôn 63 tỉnh thành cả nước. Các cửa hàng chủ yếu bán các nhu yếu phẩm của người dân như đồ ăn khô, đồ uống, gia vị, hóa mĩ phẩm, đồ dùng cá nhân...
Trong khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, số lượng và chất lượng cửa hàng tạp hóa chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Báo cáo về chỉ số niềm tin của Nielsen quý I/2018 chỉ ra, các nhà bán lẻ truyền thống cảm thấy ít tự tin hơn vào tình hình kinh doanh của họ.
Nhiều cửa hàng muốn bán đa dạng nhiều sản phẩm từ các thương hiệu uy tín trên thị trường nhưng không có đủ vốn để nhập hàng và chưa tìm được nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng với giá hấp dẫn cho đại lý phân phối.
"Trước đây, một cửa hàng tạp hóa muốn bán được hàng phải nhập trước một lượng hàng nhất định để trưng bày tại cửa hàng. Số vốn bỏ ra để nhập hàng tối thiểu khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng và thường giới hạn ở một số mặt hàng nhu yếu phẩm nhất định", đại diện Tạp hóa BB nhận định.
Theo vị này, với mô hình tạp hóa BB, chủ cửa hàng có thể bán hàng triệu sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân một cách đơn giản, dễ dàng và không cần nhập hàng trước.
Tạp hoá BB là chương trình đại lý uỷ quyền phát triển bởi nền tảng phân phối hàng hóa và dịch vụ Tạp hóa BB. Với mô hình này, các chủ tạp hóa không phải suy nghĩ cần bao nhiêu vốn, nên nhập mặt hàng gì, mở rộng diện tích cửa hàng bằng cách nào.
Trong khi đó, họ có thể bán đa dạng các chủng loại sản phẩm từ vật dụng gia đình hàng ngày đến các mặt hàng giá trị hơn như ôtô, xe máy, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt... chính hãng từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.
Tạp hóa BB phục vụ đa dạng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng.
Mô hình giúp các cửa hàng tạp hóa mở rộng và phát triển việc kinh doanh mua bán và không cần lo nhiều về nguồn vốn. "Các chủ tạp hóa không cần tồn hàng mà vẫn được chúng tôi cung ứng nguồn hàng hóa phong phú cùng hệ thống dịch vụ đa dạng", đại diện Tạp hóa BB cho biết.
Nhờ ứng dụng công nghệ, các chủ cửa hàng tạp hoá có thể gia tăng thu nhập từ việc phân phối cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ mà không cần hoặc không thể nhập hàng tồn kho.
"Mỗi hành động đặt hàng theo nhu cầu của khách hàng, các chủ cửa hàng có thể hưởng hoa hồng từ 20.000-500.000 đồng mỗi sản phẩm. Ví dụ, đặt giúp khách một hộp mỹ phẩm dưỡng da trị giá 400.000 đồng, chủ tạp hoá có thể hưởng đến 100.000 đồng", đại diện Tạp hóa BB cho biết.
Bên cạnh đó, các chủ tạp hóa cũng có thể kiếm thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi với các tiện ích khác của Tạp hóa BB như dịch vụ thu hộ, chi hộ, xem quảng cáo, khảo sát thị trường...
Ngoài những quyền lợi dành cho chủ đại lý, mô hình tạp hóa BB cũng mang đến những trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng. Cô Ba - Chủ cửa hàng tạp hóa BB tại Bình Thuận cho biết, cửa hàng tạp hóa BB được nhiều người thích vì tiện lợi, gần nhà, giá rẻ hơn siêu thị lớn.
Tại các cửa hàng này, khách hàng có thể đặt mua các sản phẩm, dịch vụ như: ôtô, tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy, mỹ phẩm, tour du lịch, vé máy bay... dễ dàng với mức giá hợp lý.
Theo đó, sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, người bán hàng sẽ sử dụng ứng dụng riêng dành cho tạp hóa BB để đặt hàng. Với thông tin mà khách hàng cung cấp, đội ngũ chuyên viên hỗ trợ sản phẩm sẽ liên hệ lại tư vấn trực tiếp và giao hàng từ một đến 5 ngày tùy vị trí địa lý.
Người tiêu dùng cũng có thể đăng ký và sử dụng những tiện ích tổng hợp phục vụ đời sống như đăng ký sim điện thoại, Internet, tài khoản ngân hàng, vay vốn tiêu dùng, bảo hiểm... thuận tiện và đơn giản hơn. Mô hình cửa hàng cũng thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi, tặng quà chăm sóckhách hàng.
Nguồn: https://vnexpress.net/kinh-doanh/mo-hinh-tap-hoa-bb-ban-ca-xe-hoi-tivi-tu-lanh-3927925.html
Theo thống kê của Nielsen, Việt Nam có hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ, phân bổ tại các khu vực thành thị, nông thôn 63 tỉnh thành cả nước. Các cửa hàng chủ yếu bán các nhu yếu phẩm của người dân như đồ ăn khô, đồ uống, gia vị, hóa mĩ phẩm, đồ dùng cá nhân...
Trong khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, số lượng và chất lượng cửa hàng tạp hóa chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Báo cáo về chỉ số niềm tin của Nielsen quý I/2018 chỉ ra, các nhà bán lẻ truyền thống cảm thấy ít tự tin hơn vào tình hình kinh doanh của họ.
Nhiều cửa hàng muốn bán đa dạng nhiều sản phẩm từ các thương hiệu uy tín trên thị trường nhưng không có đủ vốn để nhập hàng và chưa tìm được nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng với giá hấp dẫn cho đại lý phân phối.
"Trước đây, một cửa hàng tạp hóa muốn bán được hàng phải nhập trước một lượng hàng nhất định để trưng bày tại cửa hàng. Số vốn bỏ ra để nhập hàng tối thiểu khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng và thường giới hạn ở một số mặt hàng nhu yếu phẩm nhất định", đại diện Tạp hóa BB nhận định.
Theo vị này, với mô hình tạp hóa BB, chủ cửa hàng có thể bán hàng triệu sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân một cách đơn giản, dễ dàng và không cần nhập hàng trước.
Tạp hoá BB là chương trình đại lý uỷ quyền phát triển bởi nền tảng phân phối hàng hóa và dịch vụ Tạp hóa BB. Với mô hình này, các chủ tạp hóa không phải suy nghĩ cần bao nhiêu vốn, nên nhập mặt hàng gì, mở rộng diện tích cửa hàng bằng cách nào.
Trong khi đó, họ có thể bán đa dạng các chủng loại sản phẩm từ vật dụng gia đình hàng ngày đến các mặt hàng giá trị hơn như ôtô, xe máy, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt... chính hãng từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.
Tạp hóa BB phục vụ đa dạng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng.
Mô hình giúp các cửa hàng tạp hóa mở rộng và phát triển việc kinh doanh mua bán và không cần lo nhiều về nguồn vốn. "Các chủ tạp hóa không cần tồn hàng mà vẫn được chúng tôi cung ứng nguồn hàng hóa phong phú cùng hệ thống dịch vụ đa dạng", đại diện Tạp hóa BB cho biết.
Nhờ ứng dụng công nghệ, các chủ cửa hàng tạp hoá có thể gia tăng thu nhập từ việc phân phối cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ mà không cần hoặc không thể nhập hàng tồn kho.
"Mỗi hành động đặt hàng theo nhu cầu của khách hàng, các chủ cửa hàng có thể hưởng hoa hồng từ 20.000-500.000 đồng mỗi sản phẩm. Ví dụ, đặt giúp khách một hộp mỹ phẩm dưỡng da trị giá 400.000 đồng, chủ tạp hoá có thể hưởng đến 100.000 đồng", đại diện Tạp hóa BB cho biết.
Bên cạnh đó, các chủ tạp hóa cũng có thể kiếm thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi với các tiện ích khác của Tạp hóa BB như dịch vụ thu hộ, chi hộ, xem quảng cáo, khảo sát thị trường...
Ngoài những quyền lợi dành cho chủ đại lý, mô hình tạp hóa BB cũng mang đến những trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng. Cô Ba - Chủ cửa hàng tạp hóa BB tại Bình Thuận cho biết, cửa hàng tạp hóa BB được nhiều người thích vì tiện lợi, gần nhà, giá rẻ hơn siêu thị lớn.
Tại các cửa hàng này, khách hàng có thể đặt mua các sản phẩm, dịch vụ như: ôtô, tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy, mỹ phẩm, tour du lịch, vé máy bay... dễ dàng với mức giá hợp lý.
Theo đó, sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, người bán hàng sẽ sử dụng ứng dụng riêng dành cho tạp hóa BB để đặt hàng. Với thông tin mà khách hàng cung cấp, đội ngũ chuyên viên hỗ trợ sản phẩm sẽ liên hệ lại tư vấn trực tiếp và giao hàng từ một đến 5 ngày tùy vị trí địa lý.
Người tiêu dùng cũng có thể đăng ký và sử dụng những tiện ích tổng hợp phục vụ đời sống như đăng ký sim điện thoại, Internet, tài khoản ngân hàng, vay vốn tiêu dùng, bảo hiểm... thuận tiện và đơn giản hơn. Mô hình cửa hàng cũng thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi, tặng quà chăm sóckhách hàng.
Nguồn: https://vnexpress.net/kinh-doanh/mo-hinh-tap-hoa-bb-ban-ca-xe-hoi-tivi-tu-lanh-3927925.html
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa