Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Nông dân Hà Tĩnh 'méo mặt' vì chè chết cháy hàng loạt do nắng nóng (Ảnh)

Nắng nóng kéo dài suốt hơn 1 tháng qua khiến nhiều diện tích chè của người dân xã Hương Trà (H.Hương Khê, Hà Tĩnh) bị khô héo và chết cháy do thiếu nước tưới.

Từ màu xanh, nhiều diện tích trồng chè của người dân xã Hương Trà (H.Hương Khê) đã ngả qua màu vàng úa. Ảnh Phạm Đức

Việt Nam xuất gần 3 triệu tấn gạo trong 5 tháng

Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan tăng nhập khẩu gạo Việt, trong đó có những thị trường tăng gần gấp ba so với cùng kỳ.

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản Việt Nam cho thấy, khối lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 đạt 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Tính riêng 4 tháng đầu năm 2020, Philipppines là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam khi chiếm 40,5% với 902.100 tấn và, trị giá 401,3 triệu USD, tăng 11,4% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra còn có các thị trường khác tăng mạnh là Trung Quốc và Indonesia (gấp 2,7 lần), Đài Loan (tăng 67,9%) và Gana (tăng 39,3%).

Nông dân thu hoạch vụ lúa Đông Xuân ở Cần Thơ. Ảnh: Thanh Trần.

Giá thịt lợn Trung Quốc lại tăng

Mỗi kg thịt lợn bán buôn tại Trung Quốc đang có giá khoảng 6,14 USD - mức cao nhất kể từ hồi tháng 4, sau khi tăng mạnh tuần trước.

Những lo ngại ở Trung Quốc về việc bùng phát dịch tả lợn dự kiến đẩy giá mặt hàng này lên cao nhất hai tháng.

Giá thịt lợn bán buôn tăng 5,1% tuần trước. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đây là mức tăng lớn nhất trong tám tháng qua. Hiện tại, thịt lợn có giá khoảng 43,4 nhân dân tệ (6,14 USD) một kg - mức cao nhất từ tháng 4.

Diễn biến giá bán buôn thịt lợn Trung Quốc từ đầu năm đến nay. Ảnh: Bloomberg

Giá heo hơi hôm nay 1/7: Trung Quốc phát hiện chủng cúm lợn mới, lo gây 'đại dịch'

Giá heo hơi hôm nay 1/7 im ắng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó giá heo hơi cao nhất là tại miền Bắc, dao động từ 88.000 - 92.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam từ 83.000 - 88.000 đồng/kg. Miền Trung vẫn là nơi có giá heo hơi thấp nhất cả nước, từ 75.000 - 86.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 1/7 tại miền Bắc: Lợn nhập từ Thái Lan về đã bán hết 

Sau khi tăng giá vào 2 ngày cuối tuần vừa qua, thị trường lợn hơi miền Bắc hôm nay im ắng trở lại. Trong đó, giá lợn hơi hôm nay cao nhất toàn miền ghi nhận được ở Hưng Yên, Ninh Bình, đạt 92.000 đồng/kg. 

Tại Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, giá lợn hơi hôm nay ở mức 91.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái đạt 90.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, giá heo hơi hôm nay ở Thái Bình đạt khoảng 89.000 đồng/kg. 

Theo Ban Quản lý chợ đầu mối gia súc - gia cầm huyện Bình Lục (Hà Nam), lô lợn sống đầu tiên nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam đưa đến chợ này đã được xuất bán hết. Giá lợn hơi trung bình từ 81.000 - 84.000 đồng/kg. Mức giá này thấp hơn so với giá lợn hơi trong nước gần chục nghìn đồng mỗi kg.

Gá heo hơi hôm nay cao nhất là tại miền Bắc, dao động từ 88.000 - 92.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 1/7 tại miền Nam từ 83.000 - 88.000 đồng/kg. Ảnh: Vinanet

Nhà vườn ĐBSCL đổ xô trồng mít Thái, lo cung vượt quá cầu

Sau đợt hạn mặn khốc liệt, nhà vườn ở khu vực ĐBSCL lại đổ xô trồng mít. Tuy nhiên, diện tích tăng cao, nguy cơ dẫn đến "cung vượt cầu”.

Dù ở phía Nam quốc lộ 1, thuộc vùng ngập lũ nhưng tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có 100% đất ruộng được chuyển sang trồng cây ăn quả; trong đó phần lớn là cây mít Thái. Theo người dân địa phương, cây mít hiệu quả cao hơn cây lúa nên đổ xô trồng.

“Người dân trồng mít nhiều lắm, đa số trồng mít với chanh. Cây mít so với lúa thì hiệu quả cao hơn, chỉ sợ sau này các vùng khác trồng nhiều quá lại đụng hàng, giá lại thấp. Chúng tôi không thể nào ngăn chặn được, bởi vì người dân trồng tự phát, không có kế hoạch, quy hoạch trồng cụ thể”, ông Nguyễn Văn Cư, Chủ tịch UBND xã Hậu Thành chia sẻ.

Những thửa ruộng tại huyện Cái Bè(Tiền Giang) nay trở thành vườn mít

Giá cà phê Tây Nguyên ngày 01/07/2020 tăng thêm 200 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (01/07/2020) giá cà phê tại thị trường Việt Nam và giá cà phê thế giới trên hai sàn New York và London (ngày 30/06) đều tiếp tục tăng. Giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn 09/20 tăng 9 USD/tấn, hay +0,76%, lên mức 1.187 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 9 - 11 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn 09/20 tăng nhẹ 0,90 cent/lb, hay +0,90% lên mức 101,00 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng nhẹ 0,95 - 1,05 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng thêm 200 ngàn đồng/ tấn, lên mức 30,7 - 31,1 triệu đồng/tấn.

Ảnh minh họa

Giá lợn hơi tăng trở lại

Giá lợn hơi trên thị trường Hà Nội đã tăng trở lại và dao động ở mức từ 92.000 - 95.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm ngày 26/6.

Một trang trại nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Giá cua biển tăng trở lại

Từ giữa tháng 6/2020 đến nay, giá cua biển người dân nuôi trong vuông ở các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) tăng trở lại sau thời gian dài rớt giá.

Ảnh minh hoạ

Trung Quốc tạm thời cấm nhập thịt từ Brazil

Bộ Nông nghiệp Brazil ngày 29/6 cho biết Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã tạm thời cấm nhập khẩu thịt từ 3 nhà máy tại Brazil do lo ngại ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Thịt gà đông lạnh của Brazil được bày bán tại một siêu thị ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Bắc Giang tiêu thụ trên 137.000 tấn vải thiều

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, đến ngày 29/6 toàn tỉnh đã tiêu thụ được trên 137.000 tấn vải thiều.

Vụ năm nay, sản xuất và tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang thuận lợi, với giá bán cao (trung bình từ 22.000 - 46.000 đồng/kg). Có được kết quả này là do chất lượng vải thiều Bắc Giang không ngừng được nâng lên và việc xúc tiến tiêu thụ quả vải được tỉnh quan tâm đẩy mạnh ngay từ đầu vụ. 

Gia đình anh Hoàng Ngọc Thanh, thôn Lâm, Nam Dương, Lục Ngạn, Bắc Giang thu hoạch vườn vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Mỗi con lợn nhập khẩu từ Thái Lan về 'cõng' bao nhiêu chi phí?

Dù được bổ sung nguồn lợn nhập khẩu từ Thái Lan, nhưng giá lợn trong nước vẫn đang tăng trở lại bởi quá nhiều các loại phí “ăn theo” lợn nhập khẩu.

Lợn bán ra nhiều, giá vẫn cao

Khi quyết định nhập lợn sống về Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) kỳ vọng giá lợn hơi trong nước sẽ giảm nhanh và giảm sâu, ”ít nhất giá lợn hơi sẽ giảm khoảng 10 giá” - ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y từng nhận định.
Thực tế là sau khi có thông tin lợn hơi Thái Lan sẽ được nhập khẩu về Việt Nam, giá lợn hơi trong nước đã giảm trong 2 tuần liên tiếp. Mức giảm cộng dồn cũng lên tới 10 giá, đúng như dự báo của Cục Thú y.

Tuy nhiên, trong 3 ngày nay, giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại. Ngày 28.6, giá lợn tại một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam đã tăng 3.000 đồng, lên mức 93.000 đồng/kg. Tại nhiều tỉnh, giá lợn hơi cũng đã vượt mức 90.000 đồng/kg.

Theo ông Kiều Đình Thép - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp này bán ra khoảng 15.000 - 17.000 con lợn thịt, cộng với nguồn cung lợn nhập từ Thái Lan về (bao gồm cả lợn tiểu ngạch), thì nguồn cung không nhỏ.

Hiện nay, đã có 2.300 con lợn thịt được nhập khẩu về Việt Nam thực hiện cách ly theo quy định và lần lượt được giết mổ đưa ra thị trường. Ngoài ra, còn số lượng lợn nhập tiểu ngạch từ Campuchia, Lào hàng ngày dược chở về Việt Nam.

Như vậy, nguồn cung thịt lợn khá lớn, nhưng vì sao giá lợn bán ra vẫn cao ở mức phi lý.

Mỗi con lợn Thái Lan phải "cõng" bao nhiêu phí?

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Trần Sum - Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết: Đối với lợn thịt, ngoài giá thành 62.000 - 65.000 đồng/kg tùy vùng, mỗi con lợn thịt khi nhập về Việt Nam phải “cõng” theo rất nhiều thuế, phí: phí kiểm dịch, thuế tại Thái Lan: 800.000 đồng; phí hao hụt (lợn bị giảm cân trong quá trình vận chuyển): 100.000 đồng; tỉ lệ chết: 100.000 đồng; phí kiểm dịch tại Việt Nam: 100.000 đồng...

Lợn nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan phải chịu quá nhiều chi phí. Ảnh: Văn Giang

Sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng quý hiếm

Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) đã nghiên cứu và thực hiện sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.

Dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử” thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo 4Innovation trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Chính phủ Australia. Dự án do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu thực hiện và sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm. Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài lưu giữ gen hải sâm vú trắng đã chia sẻ thông tin, nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dự án.  

Hải sâm được nuôi trong ao cát. Ảnh minh họa: Phan Sáu/TTXVN

Bán gạo vào EU, doanh nghiệp phải đăng ký chủng loại để được ưu đãi

Để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp (các tổ chức, cá nhân) bán gạo vào thị trường liên minh châu Âu (EU) phải đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường này với Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhập gạo vào kho tại chợ đầu mối nông sản Bà Đắc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Hành trình quả vải (Ảnh)


Mùa vải Lục Ngạn đang độ chín, những ngày này dọc quốc lộ 31 chạy qua trung tâm thị trấn Chũ và nhiều xã của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, ngập trong sắc đỏ vải thiều. Cả chục cây số tuyến quốc lộ 31 từ phố Kim đến thị trấn Chũ, dài về phía phố Kép ùn ùn xe chở vải.

Năm nay vải không được mùa, nguồn cung có hạn, nên nhiều chủ vườn vải đang găm hàng chờ tăng giá. Đa số chủ vườn tin rằng hết thời gian cách ly y tế, các thương lái Trung Quốc trở lại mua bán, giá vải sẽ tăng cao.

Dù mới vào mùa, quốc lộ 31 cả đêm lẫn ngày đều tấp nập xe đông lạnh qua lại, tại các chợ vải dọc tuyến, hàng chục xe container nằm chờ ăn hàng.

Mờ sáng tại chợ vải phố Kim, huyện Lục Ngạn, chiếc xe Wave của anh Thân Hoàng Phương, xã Phượng Sơn, ì ạch cõng hơn 2 tạ vải ra phố Kim để bán. Giữa chợ buôn vải, anh Phương chống chân nhích từng chút để tìm chỗ đứng.

Sáng nào cũng vậy, anh dậy từ tờ mờ sáng, cắt hơn tạ vải chở ra quốc lộ 31 bán. Thương lái tỏa đi khắp chợ xem vải rồi trả giá mua. Thỏa thuận xong, thương lái ghi giá cả vào một tờ giấy nhỏ, chỉ anh đến điểm cân vải và nhận tiền.


Sau vải Lục Ngạn 1 tháng, giờ đang độ thu hoạch rộ vải Thanh Hà, giống vỏ đỏ, dai, cùi dày mà thương lái Trung Quốc rất ưa thích. Mấy hôm nay trời mưa, anh Phương cho hay phải cắt những chỗ đã chín rộ đi bán, nếu để muộn hơn, vải chín quá sẽ nứt, hỏng và hao hụt nhiều.

Tại chợ cân vải đầu cầu Chũ, thị trấn Chũ, anh Nguyễn Văn Nam đang chờ bán xe vải 2,5 tạ. Anh cho biết giá vải năm nay chỉ bằng phân nửa năm ngoái. Hàng mã đẹp bán được 27.000 - 30.000 đồng/kg, hàng mã xấu chỉ bán được 22.000 đồng/kg dù năm nay nhiều vườn vải tại Lục Ngạn mất mùa.

Giải thích việc vải mất mùa nhưng giá vẫn rẻ, anh Nam cho biết hầu hết vải đang được các đầu mối trong nước mua gom để bán lại cho thương nhân Trung Quốc hoặc đóng xe lạnh đi về Hà Nội và các tỉnh phía Nam tiêu thụ nên bị dìm giá.

Năm trước cũng mất mùa vải, nhưng khi thương lái Trung Quốc sang mua, giá vải cao gấp đôi năm nay, khoảng 55.000 đồng/kg.

Hàng trăm thương nhân Trung Quốc đến Bắc Giang mua vải thời gian qua vẫn đang bị cách ly y tế nên không thể trực tiếp mua bán vải. Chị Lan, một đầu mối thu mua vải, cho hay việc thương lái Trung Quốc không trực tiếp mua vải đang ảnh hưởng tới giá bán của nông dân.


Theo chị Lan, mọi năm cứ vào mùa, đoạn quốc lộ 31 qua phố Kim trước nhà chị đỏ rực vải, xe bán vải xếp hàng chờ cân tắc vài cây số. Mỗi ngày điểm cân vải nhà chị nhận cân cho thương lái Trung Quốc từ 4h sáng đến xế chiều. Có hôm cân đến 10h sáng đã được hơn 20 tấn vải.

Năm nay, cả buổi sáng chị mới cân được khoảng chục tấn. Chị nói do thương lái Trung Quốc chưa "ăn hàng" nên chị nhận thu mua cho thương lái miền Nam đủ loại giá. Vải xấu mã, chưa chín hẳn chỉ 14.000 đồng/kg, loại mã tốt khoảng 22.000 đồng/kg. Hàng cực đẹp, vỏ đỏ, đều gai, quả to đều có giá 27.000 - 30.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Thọ - giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang - cho biết sản lượng tiêu thụ vải tại Bắc Giang tính đến ngày 15-6 đạt hơn 56.000 tấn, riêng huyện Lục Ngạn sản lượng tiêu thụ hơn 20.000 tấn, giá bán vải trung bình từ 20.000 - 35.000 đồng/kg.

Cũng theo ông Thọ, trên toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 300 điểm cân, thu mua buôn vải thiều, riêng huyện Lục Ngạn có khoảng 120 điểm. Thị trường tiêu thụ vải thiều chủ yếu là các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lào Cai và các tỉnh lân cận. Trong khi thị trường xuất khẩu vải lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc.

Việc quá phụ thuộc vào thị trường vải lớn nhất thế giới này là một trong những lý do quan trọng khiến giá cả khó ổn định và về lâu dài không phải là điều tốt cho xuất khẩu nông sản nói chung và quả vải nói riêng của Việt Nam.


Nghiên cứu đi chi tiết vào tỉnh Bắc Giang, nơi vải "là loại cây trồng tương đối mới với nông dân địa phương" được đưa vào "nhờ dân di cư từ tỉnh Hải Dương vào những năm 1990".

Nghiên cứu cho biết do sự phù hợp đặc biệt của thổ nhưỡng ở Bắc Giang, cây vải đã nhanh chóng trở thành cây trồng chủ lực, với sản lượng gần 186.000 tấn - chiếm hơn 25% tổng sản lượng cả nước (2015), với diện tích lên đến 31.100ha.

Đi sâu hơn vào một huyện trồng vải điển hình của Bắc Giang là Lục Ngạn (52,5% sản lượng vải toàn tỉnh vào năm 2015, đồng nghĩa riêng huyện này sản xuất hơn 12% sản lượng vải cả nước), nghiên cứu - của các tác giả Shozo Sakata và Fumie Takanashi - cho thấy thị trường đơn lẻ lớn nhất của vải Lục Ngạn chính là Trung Quốc, thường xuyên chiếm tỉ trọng cao hơn thị trường trong nước giai đoạn 2013 - 2017, đơn cử lên tới hơn 50% năm 2014.

Thị trường Trung Quốc cũng chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối với vải Lục Ngạn xuất khẩu, tăng dần từ 90,2% lên 98,5% xét về giá trị trong giai đoạn 5 năm nói trên. Tuy nhiên, sự phụ thuộc đó đã giảm bớt trong những năm gần đây, với nỗ lực đa dạng hóa đầu ra trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Tháng 6-2015, lô vải thiều đầu tiên được xuất sang Mỹ và Úc. Nhưng những bước dò dẫm đầu tiên gặp không ít trở ngại, phản ánh tính chất thiếu đồng bộ của một nền nông nghiệp còn rất nhiều việc phải làm, những cơ hội bị bỏ lỡ, và thực tế chung về năng suất của nền kinh tế.

Với thị trường Mỹ năm 2015, 17 nhà máy đóng gói trái cây tươi được Mỹ cấp mã số lại nằm toàn bộ ở phía Nam, phải vận chuyển vải bằng máy bay vào TP.HCM để sơ chế, đóng gói và chiếu xạ (từ năm 2016 mới có trung tâm chiếu xạ ở miền Bắc), làm phát sinh thêm chi phí và giảm tính cạnh tranh.

Với thị trường Úc, vải Việt Nam có giá cao hơn của Úc, Thái Lan và Trung Quốc vì chi phí chiếu xạ và vận chuyển bằng hàng không của Việt Nam đều cao hơn, khâu thu hái, xử lý, bảo quản, vận chuyển thường xuyên vướng kiểm dịch tại Úc. Tất cả những chi phí đó đều cộng vào giá bán ra.

Đến năm 2020, Nhật Bản được chờ đợi là một thị trường mới cho quả vải, nhưng thực tế tới giờ, Trung Quốc vẫn là thị trường áp đảo của quả vải Việt.



Trong khi nhiều nhà vườn Lục Ngạn thất thu mùa vải thì vườn vải xuất khẩu nhà ông Trần Văn Lân, thôn Lâm, xã Nam Dương, vẫn sai trĩu quả. Vườn vải 3ha của ông Lân nằm cheo leo trên đỉnh đồi, nhưng ông luôn tự hào vì vườn nhà ông không bao giờ thiếu nước.

Theo ông Lân, cây vải trồng trên đất này hợp đất, hợp nước, gần hai chục năm nay, 700 gốc vải trong vườn chưa năm nào bị mất mùa, năm nay cũng thu được khoảng 40 tấn.

Vườn vải nhà ông chỉ trồng vải "muộn" - vải thiều, thứ vải ngon trứ danh của vùng đất Lục Ngạn. Vì thế, trong khi nhiều nhà vườn khác đang chộn rộn thu vải Thanh Hà đem bán thì ông Lân vẫn điềm nhiên uống trà ngắm những quả vải "mã mây" ửng hồng để chờ lên giá.


Ông Lân khoe vụ vải năm nay ông đăng ký bán 8 tấn cho một doanh nghiệp thu mua xuất khẩu sang Nhật Bản với giá khoảng 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, họ đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe, với một danh sách dài các loại thuốc trừ sâu không được sử dụng. Người của công ty đến tận vườn để lấy mẫu đất, mẫu nước và mẫu quả đi kiểm định chất lượng.

Lão nông dạn dày kinh nghiệm cho hay nếu phun thuốc theo cách nhiều người khác đang làm, quả vải rất đẹp nhưng dễ bị nứt vỏ hoặc "cháy". Loại vải ấy nếu đến vụ không thu hoạch nhanh, bán nhanh thì chỉ có đổ đi. Còn vườn vải của ông được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap, sử dụng công nghệ vi sinh có thể kéo dài vụ thu hoạch thêm 25 ngày nữa.

Nhưng ông Trịnh Đình Hãnh, một chủ vườn vải xuất khẩu khác tại thôn Lâm, lại lo ngại trời mưa quá nhiều những ngày qua sẽ làm quả vải tới độ chín nứt vỏ.

Theo ông Hãnh, nếu không đẩy nhanh vụ thu hoạch, các vườn vải bị nứt sẽ hư hỏng, không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu dù nhà vườn đã ký hợp đồng xuất khẩu với các doanh nghiệp.

Năm nay là năm đầu tiên ông Hãnh đăng ký bán cho doanh nghiệp thu mua xuất sang Nhật Bản với giá bán cao hơn hẳn giá ngoài thị trường. Ông tính toán nếu thuận buồm xuôi gió, năm nay vườn vải 5ha thu hoạch được khoảng 17 tấn vải, trừ hết chi phí, gia đình cũng thu lời hơn 400 triệu đồng.

Tại Lục Ngạn, không chỉ có nông dân trồng vải theo công nghệ VietGap, ông Trần Văn Hành, thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, còn tiên phong trong trồng vải hữu cơ. Giá bán vải hữu cơ thường cao gấp chục lần giá trên thị trường, nhưng ông Hành nói ông chỉ được hưởng một phần giá bán thị trường.

Chẳng hạn giá bán vải hữu cơ năm nay khoảng 100.000 đồng/kg nhưng gia đình ông chỉ thu về khoảng 40.000 đồng/kg, phần còn lại hệ thống sơ chế, phân phối và bảo quản thu.

Tính chất đặc sản của quả vải thể hiện qua đặc điểm thị trường và chuỗi cung ứng của loại trái cây nhiệt đới đặc biệt này: tỉ lệ tiêu thụ trong nước ngày càng ít, và tầm quan trọng trong thương mại toàn cầu ngày càng lớn.


Bắc Giang chính là ví dụ. Với sản lượng 186.000 tấn của năm 2015 chẳng hạn, chỉ cần giá bán 30.000 đồng/kg, thì riêng quả vải tạo ra doanh thu 5.580 tỉ đồng mỗi năm cho toàn tỉnh. Đặt trong bối cảnh GRDP của Bắc Giang cả năm 2019 là 106.750 tỉ đồng, và đây là tỉnh có mức tăng trưởng vào loại nhanh nhất cả nước những năm gần đây, điều hẳn có sự đóng góp không nhỏ của quả vải.

Báo cáo trên của FAO, thăm dò với các hộ nông dân nhỏ ở nông thôn, cho thấy tại những vùng trồng trái cây đặc sản, thu nhập từ đó có thể chiếm tới 75% tổng thu nhập của nông hộ.

Một lợi thế mà giới làm chính sách cũng cần nhận ra là trên các thị trường quốc tế, trái cây nhiệt đới vẫn được coi là sản phẩm mới mẻ của thị trường ngách, với chủng loại và sự cạnh tranh còn ít, chủ yếu nhắm vào dân châu Á di dân. Nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc và sự quen thuộc dần các sản phẩm nhiệt đới ở các nước giàu, khiến đây là hướng đi không thể bỏ qua với các quốc gia nông nghiệp.

Nghiên cứu của FAO nhận định các loại trái cây nhiệt đới đặc sản như vải "là cơ hội thương mại tuyệt vời cho các nước có thu nhập thấp", dù các nước đó sẽ đối mặt với "nhiều thách thức cả ở hai phía cung và cầu" của thị trường này.

Về mặt cung, vấn đề là chất lượng và sản lượng còn thấp của nông nghiệp quy mô nhỏ, tỉ lệ hao hụt lớn, nhất là trong quá trình thu hoạch khi quả đã chín.

"Hơn nữa, canh tác các loại trái cây thị trường ngách có tính thời vụ cao độ, đặc trưng là các giai đoạn thu hoạch ngắn, dẫn tới mức cung thiếu ổn định và biến động giá cả lớn", theo nghiên cứu của FAO. Đó là những trở ngại chính với "năng lực thâm nhập thị trường", một vấn đề trầm trọng thêm vì thiếu hạ tầng và công nghệ cần thiết để vận chuyển nhanh các sản phẩm mau hư hỏng, bài toán gần như kinh niên của mỗi mùa vải Việt Nam.



Trong khi chờ đợi những giải pháp căn cơ, lâu dài hơn, và ở quy mô rộng lớn hơn cho quả vải, tỉnh Bắc Giang đã có những nỗ lực tự thân đáng chú ý trong thời gian vừa qua.

Để hỗ trợ đầu ra cho quả vải, tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho 371 thương lái Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Việt Nam thu mua vải thiều. Tính đến ngày 16-6, đã có trên 113 thương lái nhập cảnh và đang được cách ly y tế trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

UBND huyện cũng bố trí 29 nhà nghỉ trên địa bàn để phục vụ cách ly, bố trí công an, nhân viên y tế trực 24/24 giờ, bảo đảm cơ sở vật chất, nơi ăn nghỉ cho thương lái theo quy định.

Ông Nguyễn Thế Thi - phó chủ tịch huyện Lục Ngạn - cho hay nhiều thương lái Trung Quốc đã đến Bắc Giang được hơn 10 ngày, trong tối ngày 16-6 có 21 thương lái Trung Quốc hết cách ly, khoảng ba hôm tiếp theo, hầu hết các thương lái Trung Quốc hết thời gian cách ly y tế sẽ trực tiếp ra chợ mua vải và hoạt động mua bán sẽ sôi động hơn.

Trong thời gian cách ly, hầu hết thương lái Trung Quốc đều phải livestream, quay phim, chụp ảnh, kết nối trực tuyến, hợp đồng gián tiếp với các đầu mối thu mua trong nước qua điện thoại để chốt số lượng, giá cả mua vào để xuất qua Trung Quốc.

Cũng theo ông Thi, hằng năm tỉnh Bắc Giang đều tổ chức hội nghị xúc tiến, giới thiệu vải thiều, nhưng năm nay là lần đầu tiên tỉnh thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá vải thiều Lục Ngạn trực tuyến.

Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến, kết nối giao thương với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và hai điểm cầu tại tỉnh Vân Nam, hai điểm cầu tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Không chỉ có vậy, để hỗ trợ đầu ra cho quả vải, những năm qua Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Ngạn đã hỗ trợ, định hướng nông dân trồng vải Lục Ngạn phát triển thương hiệu, định hướng để nông dân trồng vải sạch, chất lượng tốt hơn.


Về chuyện tìm đầu ra cho quả vải, ông Lại Thanh Sơn - phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - nói để ứng phó với bối cảnh dịch COVID-19, nhiều thị trường xuất khẩu chưa mở cửa, ngay từ những ngày đầu năm 2020, tỉnh đã xây dựng ba kịch bản với mục tiêu kép, vừa phòng dịch, vừa thúc đẩy sản xuất tiêu thụ.

Đồng thời, xây dựng các kế hoạch tổ chức xúc tiến tiêu thụ vải thiều và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thương nhân đến tìm hiểu, thu mua, tiêu thụ vải thiều trên địa bàn.

Về thị trường tiêu thụ vải thiều năm nay, ông Sơn cho biết thêm mọi năm khoảng 50% vải thiều được tiêu thụ nội địa và 50% xuất khẩu, trong đó chủ yếu được xuất sang thị trường truyền thống Trung Quốc và một số thị trường tiềm năng khác.

Năm nay, do tác động của dịch COVID-19 nên các nước đều có những chính sách kiểm soát dịch tễ, xuất nhập cảnh, một số quốc gia đóng cửa biên giới không cho thông quan nên xuất khẩu vải gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, trong năm nay tỉnh Bắc Giang vẫn xác định ưu tiên xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc và một phần tiêu thụ nội địa.

Theo Sở Công thương, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống và có quan hệ hợp tác nhiều năm qua. Tỉnh Bắc Giang đã đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và tem truy xuất nguồn gốc... để xuất khẩu sang Trung Quốc theo chương trình hợp tác chính ngạch.

Đồng thời, tỉnh cũng đang đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu vải sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Thái Lan, Singapore và mở rộng xuất khẩu tới thị trường Trung Đông, EU, Mỹ, Canada.

Đối với thị trường nội địa, tỉnh Bắc Giang đã làm việc với Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước, các tập đoàn Central Group, Mega Market, Aeon, Saigon Co.op... để tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các trung tâm, siêu thị lớn trên cả nước. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã tiêu thụ 50.000 tấn, trong đó gần 23.000 tấn được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến các nhà vườn đăng ký thu mua vải thiều để xuất khẩu. Dự kiến vụ vải thiều năm 2020 sẽ có khoảng 50% sản lượng được xuất khẩu đi các nước.




 


Nội dung:  BẢO NGỌC - VŨ TUẤN
Hình ảnh:  NAM TRẦN - VŨ TUẤN
Thiết kế:  Kiều Nhi
Concept:  Bảo SuZu

Báo Tuổi Trẻ

Link bài viết gốc: https://tuoitre.vn/hanh-trinh-qua-vai-20200628011559823.htm

Có nên bỏ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?

VCCI kiến nghị bỏ điều kiện kinh doanh là bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất, xuất khẩu gạo...

Nếu bỏ các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ không có số liệu để cơ quan quản lý nắm. Ảnh: Phú Thuận

Giá heo hơi hôm nay 30/6: Nhập khẩu lợn sống, cơ hội cho lợn nội phát triển?

Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000 - 8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000 - 88.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, mức giảm này không đồng bộ. Giá heo hơi hôm nay ở Đồng Nai có nơi đã tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg.

Trước và ngay trong lúc ban ngành chức năng cho phép nhập khẩu lợn sống nguyên con, đã có không ít ý kiến nghi ngại việc nhập như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến nội lực chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nhiều người nuôi lại cho rằng, nhập khẩu lợn chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi lợn trong nước phát triển.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu lợn sống chính ngạch, với kỳ vọng sẽ kéo nhanh mặt bằng giá thịt lợn trong nước về mức hợp lý - điều mà thịt lợn đông lạnh chưa làm được vì người tiêu dùng không chuộng.

Lo ngại dội chợ

Cùng với nguyên nhân sức mua giảm do giá tăng quá nóng trước đó (giá heo hơi có thời điểm hơn 100.000 đồng/kg), thông tin nhập lợn sống đã tác động ít nhiều, khiến giá lợn hơi trong nước giảm xuống khoảng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 5.

Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000 - 88.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, giá heo hơi hôm nay có nơi đã giảm xuống còn 83.000 - 84.000 đồng. 

Tuy nhiên, mức giảm này chưa đồng bộ, có nơi trong 2 ngày cuối tuần qua lại tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg. Đáng chú ý giá heo hơi hôm nay ở Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P vẫn neo ổn định ở mức 81.000 đồng/kg.

Đàn lợn sống nhập từ Thái Lan đưa về tại khu cách ly kiểm dịch ở xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: TTXVN

Giá cà phê Tây Nguyên ngày 30/06/2020 tăng 500 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (30/06/2020) giá cà phê tại thị trường Việt Nam và giá cà phê thế giới trên hai sàn New York và London (ngày 29/06) đều tăng khá mạnh. Giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn 09/20 tăng 25 USD/tấn, hay +2,17%, lên mức 1.178 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 20 - 24 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn 07/20 tăng mạnh 3,45 cent/lb, hay +3,57% lên mức 100,10 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng mạnh 3,05 - 3,55 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên tăng 500 ngàn đồng/ tấn, lên mức 30,5 - 30,9 triệu đồng/tấn.

Ảnh minh họa

Nhận định giá cà phê thế giới từ 29/06 - 04/07/2020: Dù ở vùng thấp, hướng tăng có vẻ thắng thế.

Diễn biến thị trường cà phê tuần từ 22 - 27/06/2020: Giá yếu, hai sàn có kết quả nghịch chiều

Hình 1

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

'Lột xác' ngành hồ tiêu: Trồng tiêu sạch - yêu cầu sống còn (Bài cuối)

Để “lột xác” ngành hồ tiêu, đã có không ít cá nhân, tập thể chuyển đổi sản xuất theo hướng tiêu sạch, xây dựng thương hiệu rồi liên kết với người dân để đáp ứng đầu ra. Mô hình này vừa giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất vừa nâng cao giá trị hồ tiêu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng

Ông Ngô Văn Tiên - Tổ trưởng Tổ liên kết trồng tiêu ở xã Nam Yang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết, tổ của ông đến thời điểm này đã có gần 70 hộ tham gia. Các hộ trồng tiêu đều cam kết sản xuất tiêu sạch để bán được giá cao. Phân nửa trong số đó đã được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Toàn bộ 6ha hồ tiêu của ông Tiên được chứng nhận hữu cơ. Nhờ đó giá bán tiêu trong tổ luôn cao hơn giá thị trường.

Nông dân ở Đồng Nai làm tiêu sạch xuất khẩu. Ảnh: N.V

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Phi

Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống nóng ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập.

Tại một số quốc gia như Algeria, cà phê được xem là sản phẩm thiết yếu bên cạnh các loại thực phẩm khác như bánh mì, dầu ăn, đường, sữa. Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại mỗi năm, trong đó Việt Nam thường cung cấp trên 50% sản lượng.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại Châu Phi.

Bắc Giang đảm bảo sản lượng và giá trị vải thiều xuất khẩu

Hơn 112.000 tấn vải thiều trong tổng sản lượng dự kiến 160.000 tấn vải thiều của năm nay của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ.

Chạy đua với thời tiết nắng nóng để thu hoạch vải thiều đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu là công việc chú tâm hàng ngày của các nhà vườn trồng vải ở tỉnh Bắc Giang trong những ngày này.

Năm 2020 là năm đặc biệt đối với người trồng vải nơi đây không những bởi tác động của dịch Covid-19 đối với việc tiêu thụ vải thiều mà còn đáp ứng các đơn hàng của các đối tác trong nước và quốc tế, trong đó có thị trường Nhật Bản lần đầu tiên cho phép nhập khẩu quả vải tươi tại thị trường này.

Bắc Giang đảm bảo sản lượng và giá trị vải thiều xuất khẩu.

Giá heo hơi hôm nay 29/6: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, giá heo hơi tăng vượt 90.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 29/6 lại rục rịch tăng ở một số địa phương, dù thị trường đã được bổ sung 500 con heo nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan. Theo đó giá lợn hơi hôm nay nhiều nơi đã vượt mốc 90.000 đồng/kg. Thương lái cho biết, do dịch tả châu Phi bùng phát ở vài nơi, khiến giá heo hơi tăng nhẹ.

Giá heo hơi miền Bắc: Tăng trở lại, vượt mốc 90.000 đồng/kg

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi hôm nay tại một số địa phương ở miền Bắc đang có xu hướng tăng trở lại trong 1-2 ngày nay. 

Anh Nguyễn Đình M., một người chăn nuôi ở xã Trung Châu (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, giá lợn hơi tại địa phương đã tăng lên 92.000 - 93.000 đồng/kg. Mức giá này tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với đầu tuần qua. 

Trong khi đó, anh Bằng, một chủ trang trại ở Phú Thọ cũng thông tin, người chăn nuôi trên địa bàn đã xuất bán heo hơi với giá 90.000 đồng/kg. Vài ngày nay, thương lái đi hỏi mua heo khá nhiều. Hôm trước trả giá 88.000 đồng/kg, hôm sau đã trả lên 89.000 đồng/kg. Điều này khiến bà con chăn nuôi heo rất phấn khởi. 

Giá heo hơi tại Bắc Giang, Tuyên Quang cũng đang giao dịch từ 90.000 - 91.000 đồng/kg. 

Thương lái thu mua lợn hơi tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam. Ảnh: T.Q

Giá rau Đà Lạt tăng cao kỷ lục, xà lách lên 50.000 đồng/kg, thương lái tranh mua, nhà vườn hụt hẫng

Nhiều nhà vườn tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) rất phấn khởi vì giá rau tăng kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng rau do không biết dịch Covid-19 diễn biến ra sao nên đã không xuống giống, dẫn đến để đất trống, giá rau tăng nhưng không có để bán.

Trong thời gian qua, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Nhiều hộ dân trên địa bàn TP.Đà Lạt đã phải nhổ bỏ, cày rau làm phân do cách ly xã hội. Không những thế, việc người dân e dè xuống giống, để đất trống do không biết dịch Covid-19 diễn biến ra sao nên đã dẫn dến tình trạng khan hiếm rau xanh.

Giá rau tăng cao nhưng hiện nhiều nhà vườn không có rau để bán.

Vụ mùa đặc biệt của vải thiều Lục Ngạn

Cứ từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 hằng năm, đến đất Lục Ngạn (Bắc Giang), cách Hà Nội hơn 60km về phía đông bắc, du khách sẽ thấy một màu đỏ tươi của vải thiều trên khắp các nẻo đường.

Mùa vải chín ở đây không chỉ thu hút thương nhân và du khách, mà còn hấp dẫn cả những nhiếp ảnh gia tìm đến.

Lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2020

Chính thức có lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2020      


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 


Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng, cụ thể như sau:
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 157);
Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng);
Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Xem toàn văn Nghị định tại đây



Nguyên tắc áp dụng mức lương

Nghị định hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Lúa và dưa hấu tại Vĩnh Long 'bầm dập' do mưa kéo dài

Mưa lớn kéo dài kèm theo gió mạnh trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè Thu và dưa hấu của nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bị đổ ngã và thiệt hại.

 Những trái dưa của ông Võ Văn Thanh Tâm, xã Thạnh Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bị thối do gặp mưa liên tục trong nhiều ngày.

Chưa thể xuống giống vụ Hè Thu do hạn mặn kéo dài

Dù đã bước vào mùa mưa hơn 1 tháng, nhưng hiện nay nông dân tại Bến Tre vẫn lo lắng vì ảnh hưởng nước mặn kéo dài không xuống giống được.

Người dân huyện Ba Tri (Bến Tre) cắt lúa non cho gia súc ăn, vì hạn mặn làm cây lúa không phát triển (ảnh chụp tháng 2/2020).

Giá tôm đang tăng trở lại, cá ngừ tiếp tục rớt giá

Hiện nay giá tôm đang có xu hướng tăng trở lại. Trong khi đó, giá cá ngừ ở thị trường trong nước tháng 6 tiếp tục giảm do xuất khẩu giảm mạn...