LTS: Khi cây tiêu thất thế, nỗi chán nản trượt dài, nỗi lo sợ cũng nhen nhóm và lan rộng trong nông dân trồng tiêu. Họ sợ nợ nần chồng chất, sợ giá tăng giảm phập phù, sợ khó cạnh tranh vì tồn dư chất cấm, sợ phát triển không bền…
Thực tế cho thấy, đã có không ít cá nhân, tập thể chuyển đổi sản xuất theo hướng tiêu sạch, xây dựng thương hiệu rồi liên kết với người dân để đáp ứng đầu ra. Ngành hồ tiêu đang cần một hành trình mới trên diện rộng để giải quyết những bất cập, phát triển bền vững.
Thuở vàng son, cây hồ tiêu từng giúp nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Nhưng khi "vàng đen" thất thế, hồ tiêu trở thành cái "bóng" đè nặng với những người từng được nó trả công, với cả những người chưa từng chạm tới giấc mơ làm giàu.
Những tỷ phú ngày xưa, nay đâu?
Năm 1996, ông Nguyễn Bá Thịnh rời quê nhà Thanh Hóa vào huyện Lộc Ninh (Bình Phước) lập nghiệp. Cũng quay vòng chặt - trồng mãi, ông Thịnh mới quyết định chọn cây hồ tiêu. Năm 2005, giá tiêu phục hồi. Sau vài mùa bội thu, ông Thịnh đưa cả vợ con vào Nam định cư.
Ông Lộc ngồi ưu tư bên vườn tiêu của mình. Nguyên Vỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét